Mực in lụa trên vải

Mực in lụa trên vải

Mực in lụa trên vải có khoảng 3 loại mực in lụa trên vải phổ biến nhất là: mực gốc nước (water based ink), mực gốc dầu (plastisol ink) và mực tẩy vải (discharge ink). Trong đó, mực gốc nước và mực gốc dầu được sử dụng phổ biến hơn trong hướng dẫn cách pha mực in lụa

xem thêm pha mực in lụa trên vải

Mực gốc nước (water based ink)

Mực in lụa trên vải

Đặc điểm:

Nước đóng vai trò là dung môi, dùng để pha loãng hoặc tẩy rửa mực.

Khi in, nước sẽ bay hơi và làm khô mực. Do đó, mực có thể tự khô theo nhiệt độ bình thường hoặc có thể sử dụng máy sấy để giúp mực nhanh khô hơn. Thông thường mực sẽ chết hẳn sau 24 giờ.

Thành phần gồm có: mực trắng (dẻo), mực trong (bóng) và pigment (cốt màu).

Ưu điểm:

Mực sau khi in rất mềm mại

An toàn sức khỏe cho người sử dụng (mực chính hãng)

Nhược điểm:

Do đặc điểm tự khô theo thời gian, nên gây ra hiện bít bản (hay tắc bản).

Mực gốc dầu (plastisol ink)

Mực in lụa trên vải

Đặc điểm:

Mực Plastisol dựa trên PVC (polyvinyl clorua) không sử dụng dung môi nước, là một loại mực in nhiệt dẻo, có nghĩa là nó phải được làm nóng tới nhiệt độ đủ cao để làm cho các phân tử của nhựa PVC và chất làm dẻo cứng lại (sấy).

Nhiệt độ mà mực plastisol thường chín hẳn từ 200-300 độ F.

Mực được pha sẵn thành các màu riêng biệt.

Ưu điểm:

Do đặc tính không “tự khô” nên không gây ra hiện tượng bít bản (tắc bản) trên lưới in.

Độ bám mực trên vải tốt hơn so với mực gốc nước.

Hiệu ứng mực (độ bóng, in nổi,…)  nhiều hơn so với mực gốc nước.

Nhược điểm:

Không tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Ngày nay, mực gốc dầu chia thành 3 cấp độ mực an toàn như:

Cấp 1: Không chì (Lead Free)

Cấp 2: Không Phthalate (Non-Phthalete)

Cấp 3: Không PVC (PVC Free)

Có hiện tượng nhiễm màu vải lên mực.


xưởng may KN – áo gia đình đi biển đẹp – áo thun gia đình đi biển giá rẻ – mẫu áo thun đồng phục đẹp – áo đồng phục nhóm đi biển